Câu chuyện - Dự án Làm Thay Đổi Cuộc Sống  > 


"Lợi ích nhóm" có hoàn toàn là một khái niệm xấu xa? Họ gặp khó bởi quy trình xử lý công việc bất hợp lý từ một số cơ quan ban ngành liên quan. Chính các cơ quan đó cũng xác định doanh nghiệp bị oan. Nhưng không ban ngành nào trong số đó đứng ra giải quyết. Trái bóng bị đá đi lòng vòng hàng năm, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp... Một chuyên gia kinh tế trẻ, có uy tín đã tự mình tổng hợp vấn đề của doanh nghiệp này và kiến nghị lên chính phủ giải quyết. Anh làm rõ hai vấn đề trong câu chuyện: Đối thủ cạnh tranh không lành mạnh gây khó khăn và một nhóm cán bộ nhà nước né tránh giải quyết.


Đôi chân ấy của cô bé Đinh Thị Hlonh - 14 tuổi, ở làng Krối (xã Đắk Smar, Kbang, Gia Lai) đã viết chữ, nhen lửa nấu cơm, quét nhà, vá áo, trỉa bắp qua bao mùa rẫy. Bà Đinh Thị Eng (38 tuổi) nói: “Mình sinh Hlonh đủ ngày đủ tháng, nhưng nó không có cái tay lành lặn như thằng Đinh Ol (anh trai Hlonh)...


“Còn nhớ ngày 20/11 cách đây 3 năm, một học sinh đã vẽ bông hoa vào tờ giấy, rồi đem tặng tôi và nói ba mẹ em ở xa nên em chỉ có bông hoa này tặng cô thôi. Trong tôi trào lên cảm giác hạnh phúc, rồi nghẹn ngào vì thương học trò của mình...”. Đó là lời tâm sự xúc động của cô Trần Thị Thanh Thủy, dạy lớp 1 khiếm thính ở Trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)...



Nhận thấy sự thiếu khoa học trong bố trí sân chơi cho trẻ khuyết tật, 5 sinh viên Khoa Đô thị học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM Phan Nhật Minh, Nguyễn Minh Thiện, Đào Đức Thành, Nguyễn Thị Thanh Thảo đã khảo sát và cho ra đời "Mô hình sân chơi dành cho trẻ khuyết tật". Trong cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Holcim Prizes 2012, giữa một "rừng" các đề tài khoa học tự nhiên, đề tài của cả nhóm vẫn được đánh giá cao và giành giải nhất giải "Phát triển cộng đồng"...



Đã tròn 80 tuổi, tóc bạc trắng, da đầy những vết đồi mồi, nhưng bà Hồ Hương Nam vẫn ngày ngày tận tụy với các em học sinh ở lớp học đặc biệt, đến nay tròn 15 năm tình nguyện "lái đò" không công...Trò chuyện với bà Nam vào một buổi chiều cuối thu - tôi như bị cuốn hút và ấn tượng với những cử chỉ thân mật, lời nói dịu dàng. Dù sống tại Hà Nội đã hơn 40 năm (từ 1957) nhưng bạ̀ vẫn giữ nguyên chất giọng xứ Huế: điềm đạm và nhẹ nhàng...



Sống giữa thành phố Hạ Long nhưng được học ở trường vẫn là ước mơ xa vời đối với những đứa trẻ làng chài Cột 5. Vì nghèo, vì mải mê cơm áo gạo tiền, vì không có giấy khai sinh, không hộ khẩu… đó là những lý do mà bố mẹ không thể cho những đứa trẻ tội nghiệp này đến trường. Chính vì thế, cái chữ đến với chúng qua một lớp học rất đặc biệt: “Lớp học bà Liên” trong suốt hơn chục năm qua...



Về hưu ở tuổi xế chiều với đồng lương “tạm đủ sống”, con cái đã yên bề gia thất nhưng suốt 3 năm nay ông bà rủ nhau tìm niềm vui với công việc nhặt phế liệu “làm đẹp cho đời” ở bến xe Mỹ Đình (Hà Nội). Bà là Đinh Thị Thu, năm nay 57 tuổi, giáo viên dạy môn Văn của Trường THCS Xuân Dương (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa). Còn ông là Lê Minh Hương, 61 tuổi giáo viên tiểu học. Ông bà quê gốc ở Thường Xuân, Thanh Hóa. Cả hai ông bà đã nghỉ hưu và hiện đang làm nghề nhặt phế liệu ở bến xe Mỹ Đình...



Nằm khuất sâu trong con ngõ 11, phố Lương Định Của, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, từ lâu ngôi nhà nhỏ số 13 của cô gái mắc bệnh xương thủy tinh Nguyễn Thị Thu Thương đã trở thành điểm đến của đông đảo người khuyết tật. Mọi người tìm đến Thu Thương không chỉ vì khâm phục nghị lực "thép" vượt lên căn bệnh quái ác của cô mà còn tìm được ở đây điểm tựa niềm tin vào cuộc sống...



Hơn 20 năm qua, dù mưa hay nắng cứ ngày hai buổi đều đặn, người thầy mang trong mình trọng bệnh vẫn lên lớp dạy cho những trẻ em nghèo mà không toán tính tiền bạc. Người thầy vượt lên mọi nỗi đau “cõng” từng con chữ cho trẻ em nghèo đó là thầy giáo tật nguyền Lê Quốc Hưng (47 tuổi, ngụ ở thôn Tuân Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định)...



Gắn bó với mái ấm Ánh Sáng (Q.3, TP.HCM) 14 năm, anh Nguyễn Thiên Hải luôn dành trọn tình yêu thương cho các bạn nhỏ kém may mắn. Anh Thiên Hải đã vinh dự tham dự Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2012 do Thành đoàn TP.HCM tổ chứcGiải ngũ, chàng trai quê Hà Tĩnh vào Nam tìm một cơ hội để mưu sinh, nhưng ngay từ lần đầu đến với mái ấm Ánh Sáng (khi đó mang tên “tổ ấm Ánh Sáng”) vào năm 1998, Hải cảm nhận mình đã thuộc về nơi này.

       Bookmark and Share           


 

 
  
 

Giáo dục phát triển | Công dân giáo dục | Thế giới trẻ | Văn minh đô thị | Tiếp thị xanh
VietnamMarcom Since 2001 Copyright © 2011. CauChuyen.VietnamMarcom - All rights reserved.